Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì?

1. Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường,xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.


2. Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:
- Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
- Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
- Do chấn thương ở vùng lưng
- Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
- Yếu tố di truyền
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
- Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
- Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
3. Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:
- Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
- Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
- Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
- Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
- Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
- Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:
- Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
- Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
- Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
- Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động

4.Đối tượng nguy cơ bệnh thoát vị đĩa đệm
Các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế, người thừa cân, người có tiền sử gia đình đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
5. Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện như sau:
- Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này có thể giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm
- Không mang vác, vận động quá sức hoặc sai tư thế
- Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống.
6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ căng cứng của vùng lưng. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nằm xuống và di chuyển chân theo nhiều tư thế khác nhau để xác định nguyên nhân đau. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các test về thần kinh để kiểm tra mức độ thả lỏng, trương lực cơ, khả năng đi lại, khả năng cảm nhận kích thích. Trong đa số các trường hợp, thăm khám lâm sàng kết hợp với khai thác tiền sử đủ để kết luận bệnh. Nếu nghi ngờ nguyên nhân khác hoặc để xác định rõ vùng nào bị tổn thương, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm:
- Chẩn đoán hình ảnh: bao gồm chụp X quang, chụp CT, chụp MRI, chụp cản quang. Các phương pháp này đều cung cấp những hình ảnh có giá trị chẩn đoán khác nhau, phục vụ việc kết luận chính xác tình trạng của bệnh nhân
- Test thần kinh: phương pháp đo điện cơ xác định mức độ lan truyền của xung thần kinh dọc theo các mô thần kinh. Phương pháp giúp xác định phần dây thần kinh bị tổn hại

7. Các biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm bảo tồn, chủ yếu tránh những tư thế gây đau và giúp bệnh nhân tuân thủ kế hoạch luyện tập và dùng thuốc sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm. Nếu các biện pháp trên không giải quyết được triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể cân nhắc vật lý trị liệu.
Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần được phẫu thuật. Bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không có tác dụng sau 6 tuần điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân có những biểu hiện như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, mất kiểm soát cơ vòng.
Một số liệu pháp thay thế uống thuốc, kết hợp với thuốc có thể giúp giảm triệu chứng đau lưng:
- Phương pháp kéo nắn xương khớp
- Châm cứu
- Mát – xa
- Yoga
Chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị:
- Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, nên hạn chế các hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế
- Đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng nặng hơn như: tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
- Tránh nằm quá nhiều: nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn sau đó đứng dậy thực hiện vận động nhẹ như đi lại, làm việc nhà do nằm quá nhiều gây cứng khớp cột sống và yếu cơ.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức, từ đó ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Bệnh viện Phòng khám ngọc hà được trang bị phương tiện chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị tiên tiến nhất: Máy chụp CHT (MRI) G.E 3.0, CT SCAN Toshiba 640 slices, máy chụp mạch máu não, MRA và CTA…cho những hình ảnh rõ ràng về những bệnh lý não và cột sống của cả bệnh lý nội khoa và ngoại khoa (Chấn thương cột sống…).
Đặc biệt, các bác sĩ tại Phòng khám ngọc hà được đào tạo bài bản trong nước và nhiều trung tâm có nền y học hàng đầu thế giới như: Pháp, Đức, Trung Quốc. Vì thế, Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Vinmec là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY


Hình ảnh: Bằng khen của các bác sĩ tại phòng khám Ngọc Hà

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Hotline: 0934.61.9796
- Click [Tư vấn trực tuyến]
- Để tiết kiệm chi phí hãy [ĐỂ LẠI SĐT]

Quan Dũng
Điều trị bệnh Thần kinh liên sườn 2 năm rồi không khỏi, xong rồi đến đây chữa đúng một lần và chẳng bao giờ quay lại vì khỏi luôn rồi, sung sướng thực sự.
20 phút trướcNguyễn Hoàng An
Sao ở đây bệnh nhân thì đông mà không có chỗ để xe vậy, hi vọng lần sau đến phòng khám tái khám thì bố trí chỗ để xe rộng rãi hơn.
1 giờ trướcBi Art
Bác sĩ cho tôi hỏi, Thoát vị đĩa đệm độ 2 chữa mất bao lâu?
1 giờ trướcHau Nguyen
Ở đây chữa Thoái hoá cốt sống được, nhanh khỏi, nhưng bệnh nhân đông muốn khám phải đặt trước. Chi phí cũng được không đắt
3 giờ trướcCường Tonny
chữa khớp vai ở đây được 1 tuần về ăn ngon ngủ yên, thoải mái hẳn!
5 giờ trướcNguyễn Duy Tùng
Tôi muốn gặp bác sĩ Hùng, trước bác sĩ chữa tvdd cho tôi khỏi. Giờ tôi có người nhà cũng bi tvdd, làm thế nào để được bác sĩ Hùng khám, chữa?
5 giờ trướcPhúc Bill
Mình là Hiếu, vợ mình là Hiên ở lê hồng phong yên bái đây ạ, 3 năm trước 2 vợ chồng có đến chữa ở đây, thi thoảng bác sĩ vẫn gọi điện hỏi thăm, khỏi rồi chả muốn thăm khám lại nữa. bác sĩ không phải gọi nữa đâu. Khi nào có dịp xuống hn tôi sẽ vào thăm bác sĩ.cho phòng khám 5 sao.
7 giờ trướcAnh Hong
Mình mới thử 1 liệu trình. Ban đầu thì không tin cho lắm vì sợ quảng cáo không đúng. Nhưng sau khi đến khám. Mình thấy tác dụng thật sự. Các triệu chứng đau khớp hầu như đã giảm được tới 80%. Cảm ơn phòng khám
8 giờ trướcThuỳ Trang
Chào phòng khám! Tôi được nghe bạn bè kể rất nhiều về Phòng khám của bạn! Tôi sẽ đăng ký khám cho bố tôi thử xem sao:)
12 giờ trướcTrần Châu Phương
Sao phòng khám đông bệnh nhân mà chỗ để xe chật vậy? đầu tư thêm chỗ để xe cho bệnh nhân rộng tý nữa thì ngon
15 giờ trướcTrang Amy
Từ cầu giấy đi xe bus số bao nhiêu để đến phòng khám được ạ?
1 giờ trướcTrường Thiên
Verygood- đến nay đã gần 1 năm không thấy đau nữa, cho hẳn 5 sao =)
20 giờ trướcThang Nguyen
2 mẹ con mình đều mắc bệnh xương khớp, mẹ bị khớp gối, mình bị thoái hóa, đã chữa khỏi ở đây, chỉ không biết được lâu dài hay không
22 giờ trướcDiệu Thúy
Cảm nhận lần đầu đến phòng khám là khá đông người, cả bệnh nhân lẫn nhân viên. Nhưng lần ý mình đặt lịch trước nên vào thẳng phòng khám gặp bác sĩ để khám bệnh, đi mất nửa buổi sáng là về. Mấy cô lễ tân khá lễ phép. Phòng khám khang trang sạch sẽ.
1 ngày trướcLê Đức Thạch
Lần trước người nhà tôi đến khám chữa rồi, có giới thiệu cho tôi, giờ tôi đến có được giảm chi phí không, vì nọ người nhà tôi bảo nếu được giới thiệu sẽ được giảm chi phí.
1 ngày trướcHoàng Thái
Em cũng điều trị thoát vị năm ngoái ở đây, rewier thực tế là phòng khám chật không có thang máy, bù lại là bệnh em đã khỏi hơn 1 năm, hiện tại chưa thấy đau lại, em theo đủ liệu trình 3 lần, thuốc thì em uống bỏ dở( vì bữa em mang đi làm bữa em quên) em khám bác sĩ phòng 2, sau được bác sĩ quân đội j đó điều trị, bác rất quan tâm, dù em chưa quay lại thăm khám theo lịch định kỳ, chất lượng thì 5 sao, cơ sở vật chất chỉ được 4 sao thôi
1 ngày trướcThao Quang Luu
Mình mới thử 1 liệu trình. Ban đầu thì không tin cho lắm vì sợ quảng cáo không đúng. Nhưng sau khi đến khám. Mình thấy tác dụng thật sự. Các triệu chứng đau khớp hầu như đã giảm được tới 80%. Cảm ơn phòng khám
1 ngày trướcHoàng Dung
Phòng khám này toàn bác sĩ Phuc vu tốt xinh gái nữa minh chưa ở đây rồi OK
1 ngày trướcNguyễn Văn Toại
đi lắp camera bị ngã thoát vị l4l5, nhờ các bs em đã chữa khỏi, lúc về hết tiền các bác sĩ còn góp ủng hộ em ít tiền về quê, đến nay săp được 3 năm rồi, nào em sẽ nên thăm các bác sĩ
1 ngày trướcRai Kang
hôm nào bạn đưa mẹ với bà bạn qua khám đi. thấy nghe bảo kham ok lắm á
2 ngày trướcXem thêm bình luận